1. Tầm quan trọng của việc tầm soát các biến chứng đái tháo đường típ 1
Tầm soát các yếu tố nguy cơ và biến chứng do đái tháo đường cần bắt đầu thực hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán. Việc tầm soát và chẩn đoán sớm các biến chứng (nếu có) sẽ giúp người bệnh có những kế hoạch can thiệp phù hợp nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu về các xét nghiệm tầm soát các biến chứng.
2. Tầm soát mỗi 3 tháng
Những vấn đề cần được kiểm tra:
– Cân nặng và chiều cao nhằm duy trì cân nặng hợp lý.
– Xét nghiệm HbA1c. HbA1c biểu thị đường huyết trung bình trong 03 tháng vùa qua. Mục tiêu HbA1c thường là dưới 7.5% (58nnmol/L)
– Nhiều cơ sở y tế không thể thực hiện xét nghiệm HbA1c thường xuyên. Trong trường hợp đó, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất mỗi năm.
3. Tầm soát mỗi năm
Bác sĩ sẽ lên kế hoạch tầm soát các biến chứng thường gặp ở đái tháo đường. Nếu bác sĩ có phát hiện bất kì bất thường nào, người bệnh sẽ được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm và can thiệp.
– Đo huyết áp nhằm tầm soát tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu.
– Đo thị lực và chụp hình đáy máy nhằm theo dõi các dấu hiệu của bệnh lý võng mạc, đục thuỷ tinh thể, và tăng nhãn áp.
– Kiểm tra bàn chân với bảng câu hỏi đánh giá việc chăm sóc bàn chân và khám lâm sàng
– Kiểm tra thận: xét nghiệm creatinin máu, tỉ số albumin/creatinin nước tiểu.
– Kiểm tra mỡ máu bằng cách lấy mấu xét nghiệm.