1. Tại sao chúng ta cần ăn uống?
Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể khoẻ mạnh.
Những chất dinh dưỡng chính trong thức ăn bao gồm: bột đường, chất béo và chất đạm. Những chất dinh dưỡng khác bao gồm các vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng là chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp tất cả chất dinh dưỡng này với số lượng hợp lí. Chúng ta cũng nên uống đủ nước để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
“- Bột đường: nguồn năng lượng chính cho não và cơ thể
– Chất đạm: giúp tăng trưởng và xây dựng các tế bào cơ thể
– Chất béo: cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng và hoạt động thể chất
– Vitamin và khoáng chất: điều hòa nhiều chức năng trong cơ thể và giữ cho cơ thể khỏe mạnh”
2. Hiểu về chất bột đường (carbohydrates) để giữ đường huyết ở mức mục tiêu
Người bệnh không nên kiêng hoàn toàn các loại bột đường. Thay vào đó, người bệnh cần ăn đúng lượng bột đường và phân biệt giữa những loại carbohydrates tốt và xấu. Biết loại bột đường nào có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết.
Những loại bột đường tốt như rau củ xanh chứa đường tự nhiên và làm cho đường huyết tăng nhanh từ từ. Những loại bột đường xấu như các món tráng miệng ngọt có đường hoặc thức uống có đường làm cho đường huyết tăng rất nhanh.
Việc biết tạo nên sự cân bằng giữa lượng bột đường, insulin và tập thể dục có thể giúp người bệnh vừa thưởng thức được việc ăn uống, vừa giữ sức khỏe tốt.
Nguồn thực phẩm chứa bột đường (carbohydrates)
– Ngũ cốc và tinh bột: như cơm, bắp, bún mì, khoai tây, bí ngô hoặc khoai môn
– Sữa và sản phẩm từ sữa: như sữa bò hoặc sữa đậu nành
– Trái cây: đu đủ, xoài, dứa, dưa hấu hoặc cam.
– Các loại rau không chứa tinh bột: như cà tím, cà chua, dưa chuột, rau xanh hoặc nấm
– Thực phẩm và đồ uống chứa đường: như coca cola, nước ép trái cây, sữa có đường, kẹo, bánh ngọt, khoai tây chiên. Đường trong thức ăn nhanh rất nguy hiểm, do làm tăng đường huyết rất cao.
3. Chỉ số đường huyết của thực phẩm
Sau khi ăn, tùy thuộc vào từng loại carbohydrates trong thực phẩm, thời gian để cơ thể chuyển hóa bột đường thành glucose và hấp thụ vào máu khác nhau.
Một số thực phẩm chứa chất bột đường khiến đường huyết tăng nhanh; trong khi một số khác khiến đường huyết tăng chậm hơn.
Chỉ số đường huyết biểu thị khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm bột đường
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khiến đường huyết tăng nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Sau đây là chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm, trái cây và rau củ quả mà người Việt Nam thường ăn:
Loại màu vàng – ăn nhiều hơn
Loại màu cam – ăn vừa phải
Loại màu đỏ – cố gắng tránh hoặc ăn theo khẩu phần được hướng dẫn.
Ngoài việc cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng của chất bột đường, chất đạm và chất béo, bạn cần giúp người bệnh nên thực hiện những lời khuyên sau để giữ đường huyết ở mức mục tiêu:
– Kiểm tra đường huyết thường xuyên (lý tưởng là 4 lần / ngày)
– Tập thể dục 30 phút mỗi ngày
– Đảm bảo sử dụng đúng liều insulin vào đúng thời điểm
– Xây dựng các bữa ăn khoa học, lành mạnh dựa trên lượng bột đường được hướng dẫn bởi bác sĩ / điều dưỡng