1. Tại sao phải tập luyện?
Tập thể dục rất cần thiết vì nó mang đến nguồn năng lượng tích cực và giúp duy trì thể trạng khoẻ mạnh. Đối với người bệnh đái tháo đường, tập thể dục còn góp phần cải thiện kiểm soát đường huyết và xây dựng sự tự tin.
Tất cả bài tập đều tốt – từ đi bộ, đạp xe đạp đến chơi bóng đá. Khuyến khích người bệnh đái tháo đường tip 1 thử tăng cường vận động từng chút một mỗi ngày.
Khi bắt đầu, hãy đặt mục tiêu tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày. Dần dần tăng lên 60 phút mỗi ngày trong 5-6 ngày/tuần. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tham gia tập luyện vì tập luyện tốt cho tất cả mỗi người và điều đó sẽ động viên người bệnh tạo thói quen tập luyện mỗi ngày
Nếu trẻ em có đái tháo đường quan tâm và chỉ mới khởi đầu tập một môn thể thao, sự động viên của bạn rất quan trọng. Nếu bố mẹ lo lắng và ngăn không cho trẻ tham gia, bố mẹ có thể làm cho trẻ nghĩ rằng mình không bình thường, bệnh hoặc yếu đuối.
2. Tập thể dục tác động như thế nào lên đường huyết
Tập thể dục và vận động có thể tác động lên chỉ số đường huyết theo nhiều cách khác nhau
Tập luyện thường làm giàm đường huyết vì:
Cơ sử dụng đường để tiêu hao năng lượng
Cơ thể tăng sự nhạy cảm với insulin
Nhiều lúc tập luyện có thể làm tăng đường huyết vì:
Tác động của các hormone khác lên cơ thể ( thường là tạm thời do căng thẳng hoặc hưng phấn)
Bị ốm
3. Kế hoạch tập luyện hạn chế rủi ro
Đo đường huyết trước khi tập: điều này giúp người bệnh đái tháo đường típ 1 nhận biết lượng thức ăn cần dùng trước khi bắt đầu tập luyện
Bộ cấp cứu hạ đường huyết: bảo đảm trẻ luôn mang theo bên người thức ăn cấp cứu hạ đường huyết (như nước ngọt, bánh ngọt…) khi tập luyện
Báo cho huấn luyện viên hoặc giáo viên: bảo đảm trẻ được giám sát bởi người có thể hỗ trợ trong trường hợp bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.
Tiêm insulin: cho trẻ biết không nên tập thể dục trong vòng 2 giờ sau khi tiêm insulin vì có thể làm đường huyết hạ nhanh hơn bình thường. Tư vấn bác sĩ khi bạn không rõ về thời gian tiêm insulin
Ăn trước khi tập luyện: Hỏi thêm bác sĩ hoặc điều dưỡng lượng thức ăn mà trẻ đái tháo đường típ 1 có thể cần ăn trước khi tập luyện. Một số loại phù hợp như: trái cây, sữa ít béo, sữa chua, bánh qui hoặc một lát bánh mì.
Kéo dài thời gian tập luyện: kéo dài thời gian tập luyện có thể cần thêm tinh bột và/ hoặc giảm liều insulin. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ, điều dưỡng về việc này.
4. Khuyến khích người bệnh ĐTĐ kiểm soát sức khỏe
Trẻ em bị đái tháo đường tip 1 cần tự chủ kiểm soát sức khỏe. Điều này khó khăn khi trẻ ở trong một nhóm giám sát bởi người lớn như giáo viên, huấn luyện viên.
Nhưng xử trí kịp thời tình trạng đường huyết có thể làm người giáo viên phải bị gián đoạn và điều này hoàn toàn hợp lí. Trẻ cần cảm thấy thoải mái khi ngừng tập thể dục hoặc thể thao khi tình trạng đường huyết không cho phép, ví dụ như cần ăn snack thi có triệu chứng hạ đường huyết hoặc cần đo đường huyết.