Hỗ trợ người sống chung với Đái tháo đường típ 1 và đối mặt với stress

fb

December 19th, 2021

Hỗ trợ người sống chung với Đái tháo đường típ 1 và đối mặt với stress

1. Tìm hiểu và chấp nhận Đái tháo đường típ 1 trong cuộc sống của bạn

Khi người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 1, người chăm sóc cho người bệnh thường cảm thấy như là một biến cố cuộc sống khó khăn và tổn thương. Họ nhận ra những hậu quả khắc nghiệt của bệnh đối với chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và thói quen hàng ngày của con cái họ. Dần dần họ cũng nhận ra sự thật mới này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cả gia đình.
Điều trị đái tháo đường ở thanh niên đòi hỏi thay đổi thói quen, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và lối sống. Rất khó chấp nhận việc phải điều trị suốt đời. Cảm giác đau buồn và buồn bã trong giai đoạn này là thường thấy
Nhiều người chăm sóc cũng cảm thấy có lỗi về tình trạng đái tháo đường và tự hỏi liệu họ có thể ngăn ngừa nó bằng một cách nào đó. Một số người chăm sóc cũng cảm thấy không chắc chắn về việc họ cần phải chăm sóc như cho thuốc và giúp người bệnh tuân theo kế hoạch ăn uống. Cũng thường có mối lo ngại về nhận biết các triệu chứng của bệnh đái tháo đường và làm sao giúp có chăm sóc y tế phù hợp.
Tất cả những cảm xúc trên được chia sẻ trong số những người chăm sóc những đứa trẻ mắc đái tháo đường típ 1 và thường thấy họ có cảm giác buồn phiền về điều này, nhưng đừng quên rằng bạn không đơn độc. Bạn luôn luôn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các bác sĩ và điều dưỡng, từ họ hàng và gia đình của bạn.

2. Đối phó với cảm xúc

Nhiều bậc cha mẹ và người chăm sóc trải qua những căng thẳng về cảm xúc và tinh thần sau khi con cái hoặc người phụ thuộc của họ được chẩn đoán đái tháo đường típ 1, nếu bạn đang trải qua vấn đề tương tự, hãy yên tâm rằng bạn không đơn độc. Những khó khăn ở đây tăng gấp đôi khi bạn đối mặt với nỗi thất vọng, buồn phiền và lo lắng của chính bạn cùng lúc đó bạn phải mang những lo lắng và buồn phiền của người mắc đái tháo đường.
Bước đầu tiên để đối mặt với những cảm xúc ban đầu là nâng cao hiểu biết của bản thân về bệnh đái tháo đường típ 1. Chương trình “Xin chào típ 1” sẽ cung cấp cho Ba Mẹ và những người đang làm công việc chăm sóc người bệnh đái tháo đường típ 1 những hiểu biết chính về bệnh và cách kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Ba Mẹ và những người chăm sóc cũng có thể tìm kiếm thêm thông tin từ đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc đái tháo đường típ 1. Tìm hiểu về Đái tháo đường típ 1 và cách điều trị nó sẽ giúp bạn cảm thấy có thể kiểm soát được và hiểu biết hơn. Điều này cũng giúp bạn có thể chăm sóc và hỗ trợ tốt cho người thân bị mắc đái tháo đường và biết họ đang hàng ngày điều trị như nào và cách giải quyết những thay đổi cảm xúc.
Đừng quên rằng bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình mình. Hãy mở lòng tâm sự những cảm xúc và những lo lắng với những người trong gia đình. Họ có thể giúp đỡ bạn và chia sẻ trách nhiệm trong chăm sóc người mắc đái tháo đường.

3. Tôi có thể giúp đỡ như thế nào?

Để hỗ trợ con cái bạn hoặc người mắc đái tháo đường, trước tiên bạn phải có khả năng nhận diện được trạng thái tâm lý và tình cảm của họ và có can đảm như một bậc cha mẹ để giải quyết vấn đề đó.
Quan tâm và nhìn nhận những cảm xúc của người bệnh thường xuyên. Điều quan trọng là phải tò mò và tìm hiểu những nỗi buồn mà người bệnh đái tháo đường có thể cảm thấy. Cố gắng lắng nghe tất cả những gì họ nói trước khi bộc lộ cảm xúc của chính mình.
Điều thực sự quan trọng là tìm được sự cân bằng tốt trong giao tiếp của bạn. Bạn phải thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt những câu hỏi quan tâm về tình trạng sức khỏe của họ nhưng đồng thời cố gắng tiếp thêm sức mạnh cho họ bằng cách nhấn mạnh rằng bệnh đái tháo đường típ 1 không phải là ngày tận thế.
Bạn có thể lắng nghe những suy nghĩ và nỗi thất vọng của họ, cố gắng giải đáp và trấn an họ rằng những thói quen và kỷ luật trong cuộc sống sẽ giúp họ có một cuộc sống bình thường và thậm chí sẽ mang lại cho họ những lợi ích to lớn sau này. (ví dụ như sự cam kết mạnh mẽ và tốt hơn để thành công ở trường học và sau này ở trường đại học & nơi làm việc).
Điều quan trong là bạn giúp đỡ họ xây dựng sự tự lập. Điều này có thể khó khăn khi muốn tránh bảo vệ quá mức con cái hoặc người mắc đái tháo đường của bạn, đặc biệt khi mới bắt đầu. Với sự động viên và hỗ trợ, họ phải học cách có trách nhiệm với việc điều trị đái tháo đường như dùng thuốc hoặc lên kế hoạch bữa ăn. Điều này có tác động tích cực và xây dựng sự tự tin.

4. Sự tham gia của gia đình

Khi có người mắc đái tháo đường, điều này ảnh hưởng đến cả gia đình. Nếu bạn có những đứa con khác hoặc người phụ thuộc không mắc bệnh mạn tính, bạn có thể thấy họ có thể sẽ bực bội với sự quan tâm nhiều hơn của bạn dành cho người mắc Đái tháo đường. Đừng quên quan tâm và thể hiện sự chú ý đến các thành viên khác trong gia đình để tránh làm tăng thêm sự căng thẳng trong gia đình. Bạn có thể để họ tham gia vào việc giáo dục về bệnh đái tháo đường típ 1 và yêu cầu họ hỗ trợ. Điều này nên là nỗ lực của cả gia đình.
Sự kết nối hỗ trợ tốt và sự ủng hộ tích cực cho thấy cải thiện thực sự trong việc kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường típ 1 nói chung. Người mắc bệnh Đái tháo đường típ 1 có thể sống lâu, hạnh phúc như bao người khác.


HelloType1 content is curated for the topics using information only taken from accredited sources such as the International Diabetes Foundation (IDF) and the International Society for Paediatric and Adolescent Diabetes (ISPAD).

This content is then reviewed and adapted by a panel consisting of healthcare experts (e.g. endocrinologist, nutritionist, diabetes nurse, psychologist) and members of the South-East Asia T1D communities, helping ensure the information is appropriate in a local context.

Writers of HelloType1 content:
Anne-Charlotte Ficheroulle, Pharmacist, Digital Innovation Manager at A4D
Charlotte O’Brian Gore, Research assistant ImmunoEngineering, King’s College. UK

Content Reviewers – healthcare professionals:
Dr. May Ng, Paediatric Endocrinologist, Chief Medical Advisor A4D, UK
Dr. Yeow Toh Peng, Endocrinologist, Malaysia
Dr Jaturat Petchkul, Paediatric Endocrinologist, Thailand
Dianna Culbertson, Physician Assistant T1D care, US
Prof Dr Malene Iv, Endocrinologist, Kantha Bopha Hospital, Cambodia
Steffen Tange, Consultant Psychology, Denmark
Soe Nyi Nyi, Nutritionist, Myanmar
Lucas Lim, Dietician, Malaysia

Content Reviewers – people with Type 1 Diabetes:
Jerry Gore, Co-Founder A4D, Mountaineer, UK
Diana Maynard, T1D advocate, UK
Emelyne Carmen Ho, College Student, Malaysia
Molly Seal, College Student, UK

Content Reviewers – parents with T1D child:
Samantha Seal, Teacher, Thailand
Kim Than, Deputy Country Director – Plan International, Cambodia

Paediatric Diabetes – ISPAD, 2014.pdf

https://www.dovepress.com/supporting-parents-of-children-with-type-1-diabetes-mellitus-a-literat-peer-reviewed-fulltext-article-PI

https://kidshealth.org/en/parents/feelings-diabetes.html

Đọc thêm

Insulin là gì và các loại insulin

Insulin là gì và các loại insulin

Hiểu về Đái tháo đường típ 1

Hiểu về Đái tháo đường típ 1

Vì sao người bị đái tháo đường type 1 cần theo dõi mức đường huyết?

Vì sao người bị đái tháo đường type 1 cần theo dõi mức đường huyết?

A4D

UK Registered Charity: 1166447
9, Parkfield Road, Taunton, Somerset
TA1 4RL, United Kingdom
admin@action4diabetes.org