
Thông tin T1D
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Về chúng tôi
Tự tin phát triển bản thân tại trường học khi sống cùng với Đái tháo đường típ 1
Biên tập: 17.03.2025
Duy trì việc đến trường đi học là rất cần thiết đối với tương lai của người sống chung với đái tháo đường típ 1. Đây là lý do vì sao người bệnh cần nắm rõ những ảnh hưởng của bệnh đối với việc học tập.
Vì bệnh đái tháo đường típ 1 không phổ biến như các vấn đề sức khỏe khác, liệu người bệnh có thể có được môi trường học tập an toàn và vui vẻ?
Nâng cao hiểu biết về việc kiểm soát bệnh đái tháo đường tại trường học rất cần thiết vì đây là một bệnh lý nghiêm trọng, kéo dài suốt đời và cần được quản lý, chăm sóc cẩn thận.
Đái tháo đường típ 1 là một trong những bệnh mạn tính phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Dù có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Đây có thể là thử thách lớn đối với hầu hết phụ huynh và giáo viên, đặc biệt nếu trẻ mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 1. Vậy liệu các bệnh nhi có thể học tập, sinh hoạt bình thường ở trường?
Sự phối hợp giữa bác sĩ, phụ huynh, giáo viên, bạn học và bệnh nhi sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh đái tháo đường tại trường học.
Đối với trẻ em, sống chung với đái tháo đường típ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ cần phải tiêm insulin, đo đường huyết, ăn nhẹ, uống nhiều nước hơn và tập thể dục thường xuyên.
Hầu hết trẻ em đều sợ kim tiêm và có thể không hiểu vì sao bạn cùng lớp mắc bệnh đái tháo đường típ 1 lại phải tiêm insulin hoặc chích lấy máu để kiểm tra mức đường huyết thường xuyên như vậy.
Vì nhiều trẻ không biết bệnh đái tháo đường típ 1 là gì nên có thể nói ra những điều kỳ lạ hoặc những lời nói gây tổn thương đến bạn của mình.
Việc trẻ sống chung với đái tháo đường típ 1 chia sẻ với các bạn cùng lớp về bệnh tình của bản thân sẽ giúp các bạn hiểu hơn tình trạng này.
Bằng việc chia sẻ cởi mở với bạn bè cùng lớp về tình trạng đái tháo đường típ 1 của mình, bệnh nhi sẽ có thể được chăm sóc và xử lý kịp thời khi các tình huống khẩn cấp xảy ra. Và vì đái tháo đường có khả năng ảnh hưởng đến quá trình học tập nên việc này sẽ giúp học sinh mắc bệnh sinh hoạt tốt hơn ở trường.
Chia sẻ thông tin về tình trạng đái tháo đường của mình là một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức của mọi người, đồng thời nhận được sự hỗ trợ và hạn chế tối đa những suy nghĩ sai lệch.
Vì đái tháo đường típ 1 và việc học tập có mối liên hệ mật thiết với nhau nên hầu hết giáo viên đều muốn đảm bảo học sinh được học tập trong môi trường an toàn, vui vẻ và lành mạnh.
Nhằm thực hiện điều này, phụ huynh có thể nhờ bác sĩ hoặc điều dưỡng trao đổi thêm với giáo viên, cán bộ y tế ở trường cách chăm sóc, kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 1 cho con em mình.
Trẻ em sống chung với đái tháo đường típ 1 và bố mẹ cũng có thể trao đổi với giáo viên để tạo nên một môi trường học tập an toàn, tránh tình trạng bạo lực học đường hay phân biệt đối xử. Đây đều là những vấn đề có thể khiến trẻ cảm thấy tồi tệ, xấu hổ về bản thân.
Trẻ em cũng có thể chưa hiểu hết về bệnh đái tháo đường và có thể có những suy nghĩ sai lệch.
Chẳng hạn như, một số trẻ có thể nghĩ bệnh đái tháo đường típ 1 là một bệnh truyền nhiễm. Trong khi một số khác lại nhầm tưởng việc tiêm insulin với tình trạng nghiện ma túy.
Điều quan trọng là trẻ phải hiểu và tin vào bản thân, đồng thời cố gắng không đưa ra những nhận xét, công kích cá nhân vì không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh đái tháo đường típ 1.
Bố mẹ và trẻ sống chung với đái tháo đường típ 1 có thể trao đổi với bác sĩ và giáo viên về việc xây dựng một kế hoạch chăm sóc trong những ngày đi học. Điều này rất hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết cũng như nâng cao kết quả học tập của trẻ ở trường.
Kế hoạch chăm sóc trẻ sống chung với đái tháo đường típ 1 có thể bao gồm các hướng dẫn về cách kiểm tra mức đường huyết, tiêm insulin, thời gian ăn bữa chính và bữa phụ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần thảo luận với giáo viên và nhà trường về cách chăm sóc trẻ mắc đái tháo đường trước khi bé tham gia các hoạt động thể chất, đi dã ngoại hoặc thực hiện các hoạt động tương tự khác.
Điều quan trọng là bố mẹ phải trao đổi cởi mở và thường xuyên với giáo viên, cán bộ y tế ở trường học cũng như bác sĩ điều trị của con.
Bác sĩ có thể giúp trẻ mắc đái tháo đường kiểm soát tình trạng của mình bằng cách để chúng tham gia vào các nhóm hỗ trợ.
Việc tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ hoặc hội trại sẽ khuyến khích các bệnh nhi học hỏi lẫn nhau, xây dựng tình bạn và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch kiểm soát bệnh của mình.
TẤT NHIÊN RỒI! Với sự hỗ trợ và kế hoạch kiểm soát bệnh phù hợp, bệnh nhi đái tháo đường vẫn có thể học tập tốt và có một cuộc sống trọn vẹn.
Có rất nhiều học sinh mắc đái tháo đường đạt thành tích xuất sắc, đứng đầu tại trường học trong khi vẫn quản lý tốt bệnh tình.
Bản thân trẻ em sống chung với đái tháo đường típ 1 là người hiểu rõ nhất về sức khỏe của mình. Vì vậy, chúng nên chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đái tháo đường của mình và có thể đề nghị giúp đỡ khi cần thiết.
Nhìn chung, sự kết hợp giữa các bên có liên quan và thái độ tích cực là những yếu tố then chốt để giúp bệnh nhi đái tháo đường kiểm soát bệnh thành công khi ở trường.
Giáo viên cũng có thể hỗ trợ học sinh mắc đái tháo đường rất nhiều, chẳng hạn như sắp xếp thời gian nghỉ để trẻ đi tái khám định kỳ hoặc ra khỏi lớp để đi vệ sinh.
Do bệnh đái tháo đường có khả năng ảnh hưởng đến việc học tập nên gia đình và người bệnh cần xây dựng kế hoạch chăm sóc và nhờ đến sự hỗ trợ từ nhà trường để giúp học sinh mắc đái tháo đường típ 1 sinh hoạt tốt hơn ở trường, không chỉ về mặt học tập mà còn cả mặt giao tiếp xã hội, thể chất và tinh thần.
Việc sống chung với đái tháo đường típ 1 tương đối khó khăn và có thể ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Tuy nhiên, quá trình kiểm soát đái tháo đường típ 1 khiến việc học trở nên thú vị hơn vì bệnh nhi đã chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với mọi thứ.
Trẻ sống chung với đái tháo đường típ 1 vẫn có thể cảm thấy thoải mái khi tham gia các hoạt động ở trường và xây dựng mối quan hệ mới, đặc biệt khi chúng có cơ hội được giúp người xung quanh hiểu thêm về tình trạng bệnh của mình.
Đái tháo đường típ 1 không thể ngăn cản trẻ em phát huy hết tiềm năng của chúng.
Bệnh vẫn có thể trở thành một phần tươi đẹp trong hành trình phát triển của học sinh về mọi mặt.