
Thông tin T1D
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Về chúng tôi
Việc tính toán lượng carbohydrate cho người bệnh đái tháo đường có thể giúp ổn định đường huyết
Biên tập: 17.03.2025
Việc kiểm soát bệnh đái tháo đường type 1 cần có CHIẾN LƯỢC và tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ là một trong những CÔNG CỤ THÔNG MINH mà bệnh nhân cần!
Bằng cách theo dõi lượng carbohydrate, việc kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn.
Người bệnh có thể đưa ra những lựa chọn ăn uống tốt hơn khi biết mình đã tiêu thụ bao nhiêu carbohydrate.
Phương pháp này còn có thể giúp bạn xác định đúng liều insulin cần sử dụng để ổn định mức đường huyết.
Khi duy trì được mức đường huyết ổn định, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn.
Cùng với protein và chất béo, carbohydrate là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngay cả khi carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu nhưng chúng ta vẫn cần bổ sung loại dưỡng chất này vì đây là nguồn năng lượng chính cho cơ thể.
Carbohydrate là đường, chất xơ và tinh bột có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, đậu, rau xanh và các sản phẩm từ sữa. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người.
Khi tiêu thụ các loại thực phẩm giàu carbohydate, hệ tiêu hóa phân hủy chúng thành đường và lượng đường này sẽ đi vào máu. Nếu bạn ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, lượng đường trong máu có thể tăng cao một cách nhanh chóng. Đây là lúc bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ cho người bệnh đái tháo đường.
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường type 1, việc duy trì đường huyết ở mức ổn định có thể là một thách thức vì tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ lượng insulin mà cơ thể cần nữa.
Khi áp dụng phương pháp tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ, bệnh nhân đái tháo đường sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Điều này sẽ giúp bạn tận hưởng được niềm vui ăn uống mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhờ vào việc nắm rõ một loại thực phẩm bất kỳ có thể tác động thế nào đến mức đường huyết của mình.
Việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày sẽ giúp quá trình chung sống với bệnh đái tháo đường type 1 trở nên dễ dàng hơn cũng như mang đến cho bệnh nhân quyền tự do lựa chọn loại thực phẩm mình muốn ăn và hoạt động thể chất mình muốn tham gia.
Việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường vì giúp bệnh nhân thoải mái, linh hoạt hơn trong quá trình kiểm soát bệnh.
Khi thành thạo việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, người bệnh sẽ không còn phải từ bỏ món ăn yêu thích của mình nữa.
Người bệnh có thể thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau và biết cách điều chỉnh liều insulin sử dụng dựa trên lượng carbohydrate tiêu thụ.
Việc tính toán lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn cũng giúp người bệnh hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp (hạ đường huyết).
Bác sĩ, chuyên gia đái tháo đường, chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia y tế khác ủng hộ việc bệnh nhân thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ bởi điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị bệnh.
Khi chăm sóc và kiểm soát tốt tình trạng đái tháo đường, người bệnh sẽ ít gặp phải các vấn đề hoặc biến chứng do bệnh gây ra hơn. Tất cả những điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày cho người bệnh đái tháo đường.
Việc trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia đái tháo đường là rất quan trọng vì họ có thể hướng dẫn và tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống.
Bạn có thể dùng tay hoặc mắt để ước tính lượng thực phẩm mà mình tiêu thụ. Cách này đặc biệt hữu ích khi bạn ăn ngoài.
Ví dụ, bạn có thể nắm tay lại và dùng nó như một chiếc cốc để đo lượng thực phẩm sử dụng. Một nắm gạo trắng có chứa bao nhiêu carbohydrate và bạn cần điều chỉnh liều insulin như thế nào cho phù hợp?
Một nắm gạo chứa khoảng 30 gam carbohydrate. Khi tiêu thụ lượng carbohydrate này thì liều insulin cần sử dụng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến đội ngũ chuyên gia y tế điều trị để biết độ nhạy cảm với insulin của bản thân.
Việc biết được lượng carbohydrate tiêu thụ có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường quyết định xem mình cần tiêm bao nhiêu đơn vị insulin. Đây cũng là một trong những lý do vì sao việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ cho người bệnh đái tháo đường lại quan trọng như vậy.
Một mẹo hữu ích khác là đọc nhãn thành phần của các sản phẩm đóng gói. Điều này sẽ giúp bạn biết được lượng carbohydrate trong loại thực phẩm đó một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Khi mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp tính toán lượng carbohydrate, bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp khó khăn trong việc cân đo, đong đếm lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm khác nhau.
Vì không biết chính xác hàm lượng carbohydrate trong tất cả thực phẩm nên bệnh nhân đái tháo đường thường chỉ dựa vào các loại thực phẩm quen thuộc để có thể tính xem mình cần dùng bao nhiêu insulin.
Người bệnh có thể theo dõi kế hoạch ăn uống bằng nhật ký thực phẩm hoặc các ứng dụng điện thoại. Việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ sẽ mất thời gian và gây nhiều phiền toái, đặc biệt khi bệnh nhân đang vội. Tuy nhiên, điều này rất đáng giá vì có thể giúp bệnh nhân ăn được nhiều loại thực phẩm hơn mà không khiến mức đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.
Ngay cả khi ăn cùng một lượng thức ăn mỗi ngày, mức đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường không phải lúc nào cũng giống nhau do các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ tập luyện thể dục, hoạt động hàng ngày, căng thẳng, thiếu ngủ...
Bệnh nhân sẽ biết liệu việc kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ hoặc liều lượng insulin sử dụng có hiệu quả hay không nếu có thể ổn định mức đường huyết trong khoảng 80 - 180 mg/dl hoặc 3,9 - 10 mmol/L vào 2 giờ sau khi ăn.
Việc học cách tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ cho người bệnh đái tháo đường có thể mất thời gian. Tuy nhiên, bạn càng thực hành nhiều thì sẽ càng nhanh thành thạo.
Người mắc đái tháo đường type 1 có thể cảm thấy khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc khi lượng đường trong máu được giữ ở mức ổn định.
Các hiệp hội đái tháo đường khác nhau trên thế giới khuyến nghị bệnh nhân nên kiểm soát tốt mức đường huyết trong hơn 70% thời gian để ngăn ngừa các biến chứng về mạch máu ở mức độ vi mô và cả vĩ mô.
Người bệnh có thể chăm sóc bản thân tốt hơn và cảm thấy lạc quan hơn về tình trạng bệnh của mình nếu hiểu rõ cách tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày. Đây cũng là một trong những yếu tố giải thích tầm quan trọng của việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ cho người bệnh đái tháo đường.
Khi cảm thấy thoải mái, bệnh nhân sẽ dễ chấp nhận tình trạng bệnh của bản thân hơn cũng như chăm sóc cơ thể tốt hơn.
Tất cả bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình thường thực hiện điều đó theo cách đặc biệt của riêng họ. Thời điểm tiêm insulin, loại insulin, mức độ hoạt động thể chất... cũng quan trọng không kém việc tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ.
Bệnh nhân nên trao đổi với đội ngũ bác sĩ điều trị về kế hoạch điều trị và cách kiểm soát bệnh tốt nhất. Bởi cơ thể của mỗi bệnh nhân là khác nhau, cần sử dụng các loại insulin khác nhau và duy trì mức độ hoạt động khác nhau.