
Thông tin T1D
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Về chúng tôi
Tập thể thao, hoạt động ngoài trời và những lợi ích cho người bệnh tiểu đường type 1
Biên tập: 19.03.2025
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Riêng với người mắc tiểu đường type 1, việc này lại càng hữu ích và rất quan trọng vì sẽ góp phần giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm về những bí quyết tập thể dục cho người bệnh tiểu đường type 1 tại đây.
Một quan niệm sai lầm mà nhiều người hiện có là tập thể dục không giúp ích gì cho bệnh nhân tiểu đường type 1. Trên thực tế, việc mắc bệnh tiểu đường type 1 không ảnh hưởng đến khả năng vận động và tham gia các môn thể thao của bạn. Ngược lại, bạn vẫn có thể vận động và thực hiện các hoạt động thể chất bình thường, qua đó kết thêm bạn mới, tìm kiếm sở thích mới và khám phá những địa điểm mới.
Chỉ cần chuẩn bị tốt và hiểu rõ những điều mình nên thận trọng, bệnh nhân tiểu đường type 1 hoàn toàn có thể tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc các môn thể thao ngoài trời yêu thích để nhận được những lợi ích mà việc tập thể dục mang lại.
Đầu tiên, bệnh nhân tiểu đường type 1 cần trao đổi với huấn luyện viên hoặc đồng đội về tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, bạn cần hướng dẫn để đảm bảo rằng những người xung quanh biết cách xử lý trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết bất ngờ.
Bạn thậm chí có thể chia sẻ các bài viết của HelloType 1 để giúp mọi người hiểu thêm về bệnh tiểu đường type 1.
Đo đường huyết trước khi hoạt động thể chất và kiểm tra thường xuyên hơn trong suốt quá trình vận động.
Hãy ăn vặt hoặc ăn nhẹ nếu cần.
Mang theo đồ ăn nhẹ và đồ uống như nước điện giải, thanh granola, đồ uống thể thao, nước dừa... khi đi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
Đảm bảo mang theo hộp sơ cứu và bộ kit xử lý tình trạng hạ đường huyết. Chọn tất cotton và giày thể thao vừa vặn, thoải mái.
Một điều bệnh nhân tiểu đường type 1 cần lưu ý là nếu tập thể dục trong quãng thời gian dài thì bạn có thể cần bổ sung thêm carbohydrate và/hoặc giảm liều insulin. Hãy trao đổi thêm về vấn đề này với bác sĩ điều trị của bạn.
Bảo quản insulin ở nhiệt độ thích hợp. Tìm hiểu thêm về cách bảo quản insulin tại đây.
Nếu trời nắng, hãy bôi kem chóng nắng và đội mũ nếu cần, đồng thời mặc quần áo dài tay và thông thoáng.
Nếu trời lạnh, hãy mặc thêm quần áo và tìm cách giữ ấm.
Hãy thận trọng trước các triệu chứng của tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết, đặc biệt khi tập thể dục trong thời gian dài.
Xem thêm tại đây để biết cách xử lý tình trạng hạ đường huyết và tăng đường huyết.
Sau thời gian hoạt động thể chất, bạn hãy đo đường huyết để kiểm tra xem lượng đường trong máu có bị ảnh hưởng hay không và điều chỉnh liều insulin nếu cần.
Sau khi vận động hoặc chơi thể thao, bạn hãy kiểm tra bàn chân của mình xem có vết loét, vết thương, vết xước, mụn nước hoặc bị kích ứng da hay không.
Hãy vệ sinh chân sạch sẽ sau khi tập thể dục bằng cách rửa chân, lau khô, thoa kem dưỡng nếu cần để tránh gây tổn thương da.
Nếu da chân bị mềm, bạn nên nâng cao chân hoặc ngâm chân trong nước ấm.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các vết thương ở chân không lành sau 2 ngày.
Tình trạng hạ đường huyết muộn có thể xảy ra và gây giảm lượng đường trong máu trong vòng 6 đến 15 giờ sau khi tập thể dục.
Nếu mức đường huyết liên tục giảm sau khi tập thể dục, bạn có thể cần giảm liều insulin trước và sau khi tập luyện. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ thêm.
Thể loại, cường độ và thời gian tập luyện (xem thêm trong bảng bên dưới)
Lượng insulin còn lại trong cơ thể (Thời gian kể từ lần tiêm insulin gần nhất)
Thời điểm và các loại thực phẩm đã tiêu thụ trong bữa ăn gần nhất
Mức đường huyết trước khi tập thể dục (mức đường huyết mục tiêu là 7 - 10 mmol/L hoặc 126 – 180 mg/dL)
Thể chất của người bệnh
Mỗi người bệnh tiểu đường type 1 sẽ phản ứng khác nhau với việc tập thể dục và sử dụng insulin. Vì vậy, bạn hãy tìm cách lắng nghe cơ thể mình!
Việc lượng đường trong máu có sự dao động trong và sau khi tập thể dục là điều bình thường.
Bạn hãy thực hiện, thử nghiệm và ghi lại phản ứng của cơ thể khi vận động thể chất. Hãy từ từ theo dõi phản ứng của bản thân trong và sau khi tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời. Đây là điều quan trọng cần được xem xét khi nói đến việc tập thể dục cho bệnh nhân tiểu đường type 1.
Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn với bác sĩ điều trị.
Bạn có thể từ từ tìm hiểu cách ổn định mức đường huyết trong khi đang tận hưởng niềm vui và lợi ích mà việc tập thể dục mang lại.